6/15/2023 3:00:00 PM

Lưu ý tránh sự cố cháy xe trên đường phơi rơm rạ

Mùa hè đến, đặc biệt là mùa thu hoạch lú, người dân thường tận dụng trời nắng để phơi rơm, rạ ở ngay mặt đường. Việc này không những gây mất an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông, mà còn là một trong những tác nhân khiến nhiều xe ô tô đi đường bị cháy

Cứ mỗi khi vào hè, cũng là mùa gặt, ở nhiều nơi lại tái diễn tình trạng người dân mang rơm rạ, thóc lúa ra phơi ngay trên mặt đường, thậm chí là đốt rơm rạ tại chỗ để lấy tro, không chỉ gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông, mà còn có thể gây cháy xe.

Tại sao ô tô mắc rơm rạ lại bị cháy?

Rơm rạ khô vốn là vật dễ bắt lửa, có nguy cơ cháy rất cao. Do đó, khi tiếp xúc với những bộ phận có nhiệt độ cao dưới gầm xe có thể gây ra hỏa hoạn.

Trong khi đó, ô tô hoạt động ở cường độ cao, ống bô có thể sản sinh lượng nhiệt lớn. Đối với xe mới, ống bô tốt ít nguy cơ gây cháy xe.

luu-y-tranh-su-co-chay-xe-tren-duong-phoi-rom-ra-2

Khi ô tô hoạt động, nhiệt độ tại cổ ống xả rất cao, có thể gây hỏa hoạn nếu tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy

Tuy nhiên, đối với ô tô cũ, ống bô hoạt động kém, có nhiều vết dầu mỡ tích tụ lâu ngày ở bên ngoài các bộ phận dưới gầm xe, thậm chí tắc, hư hỏng. Khi hoạt động tần suất cao trong ngày nắng nóng có thể sinh nhiệt lớn (nhiều loại ống bô đỏ rực như hòn than). Khi những ống bô này cuốn phải những vật dễ cháy như rơm khô, giẻ khô, túi ni lông có thể gây cháy.

Cần phải làm gì khi qua đường phơi rơm rạ?

Ở những nơi rơm rạ được phơi thành lớp dày trên mặt đường, ô tô còn có nguy cơ bị rơm rạ cuốn vào gây kẹt bánh xe. Trong tình huống này, tài xế càng đạp ga, động cơ càng tăng nhiệt, và hơi nóng sẽ khiến cho rơm rạ bốc cháy nhanh hơn.

Do vậy, các bác tài cần lưu ý khi vận hành để tránh nguy cơ cháy xe. Tránh lưu thông hoặc đỗ xe trên đường hay khu vực có nhiều rơm rạ, cỏ khô.

luu-y-tranh-su-co-chay-xe-tren-duong-phoi-rom-ra-3

Ô tô bị cháy do đi qua đoạn đường phơi rơm rạ

Trong trường hợp bất khả kháng, người lái nên tắt điều hòa, hạ kính khi đi qua đoạn đường có phơi rơm. Sở dĩ phải hạ cửa kính vì đã có không ít trường hợp tài xế không nghe thấy tiếng người đi đường báo có khói bốc ra từ xe, nên bỏ lỡ thời điểm "vàng" để phòng cháy, chữa cháy.

Sau khi đi qua đoạn đường phơi rơm rạ, người lái nên dừng ô tô để xuống kiểm tra, gỡ rơm rạ cuốn vào gầm xe và gần ống xả (nếu có).

Ngoài ra, để tránh nguy cơ cháy xe do rơm rạ hoặc giấy rác bắt lửa từ hệ thống xả, trước mỗi chuyến đi, nên vệ sinh máy và xịt gầm ô tô cho sạch các vết dầu mỡ đọng, thay vì chỉ rửa xe thông thường.

Ngay cả với xe máy khi đi qua khu vực có rơm rạ phơi trên đường cũng cần hết sức thận trọng, vì bên dưới rơm rạ có thể "giấu" hòn gạch hay khúc gỗ, khiến xe bị trượt bánh, người điều khiển loạng choạng tay lái rất nguy hiểm.

luu-y-tranh-su-co-chay-xe-tren-duong-phoi-rom-ra-1

Ô tô bị cháy do đi qua đoạn đường phơi rơm rạ

Không chỉ mùa nắng nóng mà bất kể thời gian nào trong năm khi sử dụng xe, để đảm bảo an toàn, lái xe hạn chế tối đa đi qua bề mặt đường có chứa vật dễ cháy như đường rơm rạ.

Cuối cùng, Lái xe cần chú ý bảo dưỡng xe đúng cách để ống bô trong tình trạng tốt nhất, tránh việc hỏng hóc tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để lái xe an toàn!

Típ lái xe an toàn xem thêm Tại đây.


HOTLINE: 0899.289.289

So sánh
xe
So sánh xe
So sánh xe

Dự toán
chi phí
Dự toán chi phí
Dự toán chi phí

Đăng ký
lái thử
Đăng ký lái thử
Đăng ký lái thử

Đặt lịch hẹn
dịch vụ
Đặt lịch hẹn dịch vụ
Đặt lịch hẹn dịch vụ

Tải
bảng giá
Tải bảng giá
Tải bảng giá

Tải
catalogue
Tải catalogue
Tải catalogue